Trĩ nội độ 1 và độ 2 |
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội là một trong 3 phân cấp của bệnh trĩ căn bệnh phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng (chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) do sự căng dãn quá mức của đám rối tĩnh mạch ở trong ống hậu môn. Bề mặt các búi trĩ là lớp niêm mạc ở trong ống hậu môn, búi trĩ nằm trên đường lược.Trĩ nội càng để lâu thì các biến chứng càng dễ hình thành, búi trĩ dễ dàng sa ra ngoài hậu môn gây nghẹt, sưng viêm, rối loạn chức năng hậu môn và phải can thiệp các thủ thuật y khoa để chữa trị..
Triệu chứng trĩ nội độ 1 và độ 2
Trĩ nội độ 1: hậu môn thường xuyên ngứa ngáy, đi đại tiện ra máu nhưng số lượng ít, máu xuất hiện kín đáo lẫn trong phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh; bên cạnh đó, khi bị trĩ nội người bệnh còn bị cảm giác châm chích, hơi ngứa và hơi đau ở khu vực hậu môn. Vì đây là giai đoạn đầu mắc bệnh nên các triệu chứng không quá rõ rệt nên người bệnh khó phát hiện được.
Trĩ nội độ 2: khi này các triệu chứng trĩ nội đã rõ ràng hơn, các cơn ngứa ghé thăm nhiều hơn, hậu môn thì đau rát trong mỗi lần đi đại tiện, vẫn xuất hiện máu những vẫn chưa quá nhiều, hậu môn bị viêm do dịch từ các búi trĩ tiết ra thường xuyên. Các búi trĩ nội bắt đầu sa ra ngoài nhưng có thể tự co lại được sau mỗi lần đi cầu.
Cách chữa trĩ nội độ 1 và độ 2
Do trĩ nội độ 1 và độ 2 đang ở mức độ nhẹ nên việc chữa trị bệnh cũng dễ dàng và nhanh chóng đạt hiệu quả hơn. Đối với 2 mức độ bệnh trĩ này có thể can thiệp các cách chữa trị như:Dùng thuốc: thuốc bôi, thuốc đặt được dùng thường xuyên nhất nhằm mục đích giảm đau, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn đồng thời giúp cho vùng hậu môn không bị phù nề.
Hỗ trợ chữa trị tại nhà
Khi này bệnh trĩ đang ở mức độ nhẹ nên người bệnh có thể kết hợp các biện pháp chữa bệnh trĩ tại nhà như:
Xông hơi hậu môn bằng các loại lá như lá trầu không, ngải cứu nhằm làm se búi trĩ lại, sát khuẩn và chống viêm một cách hữu hiệu.
Thay đổi thói quen ăn uống: bị trĩ nội thì người bệnh cần phải quan tâm và chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách tích cực bổ sung các loại đồ ăn giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như các loại rau xanh, hoa quả tươi giúp cho phân không vón cục, chất thải được đẩy ra ngoài dễ dàng.
Uống nhiều nước: chiếm đến hơn 70% cơ thể nên nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như hoạt động ổn định của đường ruột. Khi bị trĩ nội bạn nên uống trên 2 lít nước mỗi ngày để làm phân mềm, tránh tình trạng táo bón gây chảy máu búi trĩ.
Các bài tập hỗ trợ điều trị: trĩ nội độ 1 và độ 2 cũng có thể được đẩy lùi nhanh nếu người bệnh chăm chỉ thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập kegel giúp máu lưu thông tốt, thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ.
Mong rằng các thông tin về bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2 trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn căn bệnh này và có cách phòng tránh và khắc phục phù hợp nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét