Bệnh trĩ xuất hiện là do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn dẫn đến hậu môn của bạn đau rát, khó chịu, lâu dần sẽ tạo nên búi trĩ.
Các bác sĩ cho biết: “Bệnh trĩ không có tính lây lan hay di truyền. Vì thế, những suy nghĩ như ngồi chung ghế, mặc chung quần với người mắc bệnh trĩ cũng bị lây hoặc quan hệ với người mắc bệnh trĩ bị bệnh... là hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ khoa học”. Bởi vì bệnh trĩ hoàn toàn do các nguyên do chủ quan gây ra chứ không do một loại virus nào cả:
Chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt không cân đối
Đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ rất phổ biến. Cụ thể như sau:- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, ăn thiếu chất xơ, ngược lại bạn ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, uống ít nước... sẽ dẫn đến táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
- Lười vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục - thể thao, ngồi hoặc đứng quá nhiều... cũng là nguyên do khiến bạn dễ mắc trĩ.
Đặc thù công việc
Do đặc thù làm việc quá vất vả, làm việc trong môi trường căng thẳng và áp lực thường xuyên, đứng hoặc ngồi quá nhiều trong quá trình làm việc... đều là nguyên nhân bệnh trĩ mà bạn cần phải chú ý và có cách điều chỉnh cho hợp lý.Nguyên nhân tâm lý
Những nguyên nhân tâm lý như căng thẳng, stress dài ngày, tâm trạng bất ổn, hay lo lắng và suy nghĩ không những khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ mà còn dẫn đến suy nhược cơ thể.Nguyên nhân sinh lý
Đó là những thay đổi mang tính sinh lý của cơ thể khiến bạn dễ dàng mắc bệnh trĩ, chủ yếu là vào giai đoạn mang bầu sinh con ở phụ nữ và giai đoạn tuổi già.- Có thai – đẻ con: Trong thời kì mang bầu, tử cung ngày càng mở rộng ra, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ khi trọng lượng thai nhi phát triển gần đến mức tối đa sẽ gây sức ép xuống vùng chậu, vùng hậu môn khiến cho đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức. Đó cũng là nguyên do tại sao phụ nữ có thai lại có nguy cơ bị trĩ hơn người bình thường.
- Tuổi cao: Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa thoái hóa, các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của cơ vòng giảm dần khiến cho tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống hậu môn, gây tình trạng táo bón ở người già, lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ.
Vì bệnh trĩ hoàn toàn không có tính lây truyền nên người bị trĩ và người nhà có thể thoải mái sinh hoạt cùng nhau mà không sợ bị lây bệnh trĩ. Tuy vậy mọi người cũng nên tránh xa những căn nguyên gây bệnh để ngăn ngừa cũng như tránh để cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như: uống nhiều nước, tránh thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại đồ ăn nhuận tràng để tránh bị tình trạng táo bón.
Cùng với đó, mọi người cũng nên tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học như thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu một chỗ để máu được lưu thông, giảm gây áp lực nên các tĩnh mạch vùng hậu môn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét